Môi trường là ngôi nhà chung của con người và sinh vật. Trong đó đất là nguồn tài nguyên quý giá, là nền móng cho các công trình xây dựng, sản xuất và khai thác. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, con người đã gây ô nhiễm đất và môi trường sống vô cùng nghiêm trọng bằng các chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp độc hại. Trước khi quá muộn, hãy chung tay cùng Công Ty CP dịch vụ Thu Mua Phế Liệu Giá Cao toàn quốc trong công cuộc thu mua và tái chế phế liệu để hạn chế ô nhiễm đất.
Mục Lục
KHÁI NIỆM Ô NHIỄM ĐẤT
Ô nhiễm đất là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các tác nhân gây ô nhiễm khi nồng độ của chúng tăng lên quá mức an toàn, đặc biệt là các chất thải rắn của ngành khai thác mỏ. Trong đó, nguồn gây ô nhiễm tự nhiên đến từ việc nhiễm phèn, nhiễm mặn, Gley hóa trong đất và sự lan truyền từ môi trường đã bị ô nhiễm; hoặc nguồn ô nhiễm nhân tạo như Chất thải công nghiệp, Chất thải sinh hoạt, Chất thải nông nghiệp và các tác động khác của con người ở khu đô thị, khu sản xuất…gây ngộ độc và ô nhiễm đất, nguồn nước và môi trường.
Các chất chủ yếu gây ô nhiễm đất
Chất dạng khí: sản sinh từ việc đốt nhiên liệu; bụi chì từ khí thải của xe; hàm lượng chì và kẽm cao tại các mỏ quặng; thuốc bảo vệ thực vật….
Rác và chất thải rắn: rác các loại, đơn cử là Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng hơn 3.000 tấn/ngày; trong đó rác công nghiệp 50%, rác sinh hoạt 40% và rác bệnh viện 10%.
Dầu trong đất: thăm dò và khai thác dầu là ô nhiễm đất và các môi trường sống xung quanh
Ô nhiễm vi sinh vật trong môi trường đất: do tập quán, sản xuất chăn nuôi không hợp vệ sinh, dùng phân chuồng bón cây … làm sinh ra các tác nhân sinh học như trực khuẩn lỵ, thương hàn, ký sinh trùng (giun, sán). Ngoài ra, hiện tượng chặt phá rừng khiến đất bị rửa trôi, thói quen canh tác lạc hậu của người nông dân cũng cũng làm đất đai kiệt quệ.
Ô nhiễm đất do sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu quá tải, trong đó không ít loại thuốc có độ độc cao đã bị cấm sử dụng.
Ô NHIỄM ĐẤT NÔNG NGHIỆP
Dẫu biết trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, nhưng hiện nay việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV thiếu hiệu quả và an toàn đã làm suy thoái tài nguyên đất. Đó không chỉ là sự lãng phí lớn lượng phân bón do nông dân lạm dụng quá mức cần thiết mà còn làm tăng chi phí sản xuất và nguy cơ mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường đất.
SỐ LIỆU THỐNG KÊ VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Theo số liệu thống kê về ô nhiễm môi trường đất mới nhất của các chuyên gia đầu năm 2019, có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường đất trong sản xuất nông nghiệp đó là ô nhiễm trong nguyên liệu sản xuất phân lân có chứa 3% Flo. Khoảng 50 – 60% lượng Flo này nằm lại trong phân bón. Khi bón nhiều phân lân sẽ làm tăng hàm lượng Flo trong đất và sẽ làm ô nhiễm đất. Bên cạnh đó còn phát sinh các chất thải của nhà máy sản xuất phân lân có chứa 96,9% các chất gây ô nhiễm mà chủ yếu là Flo. Khi bón đạm cho cây trồng, cây chỉ sử dụng được 40 – 60%, phần còn lại nằm trong đất và gây ô nhiễm đất; thứ hai là ô nhiễm thuốc BVTV, loại thuốc này nếu để tồn dư lâu dài trong môi trường đất sẽ gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất.
BIỆN PHÁP XỬ LÝ Ô NHIỄM ĐẤT
Tái chế và tái sử dụng để ngăn chặn ô nhiễm đất
Tái chế và tái sử dụng tài nguyên bất cứ khi nào có thể làm giảm chất thải, giảm ô nhiễm đất là biện pháp xử lý ô nhiễm đất hiệu quả và thiết thực nhất song song với quá trình đô thị hóa. Tái chế phế liệu đã ngăn chặn việc bán phá giá 85 triệu tấn nguyên liệu vào năm 2010, tiết kiệm nguồn nguyên liệu của quốc gia, đặc biệt là nguồn nguyên liệu khoáng sản không thể tái tạo.
Tránh sử dụng hóa chất trong canh tác
Bộ Nông nghiệp khuyến khích nông dân sử dụng các phương pháp kiểm soát dịch hại sinh học, sử dụng phân bón hữu cơ thay vì sử dụng thuốc trừ sâu. Việc sử dụng các phương pháp kiểm soát dịch hại tự nhiên làm giảm độc tính của đất.
Sử dụng phân động vật thay vì phân vô cơ
Tránh làm quá tải đất với các chất dinh dưỡng như nitơ và phốt pho có trong phân vô cơ “thông thường”.
Mua sản phẩm hữu cơ
Nếu nhiều người mua các sản phẩm hữu cơ, nhu cầu về thực phẩm vô cơ sẽ giảm, điều đó có nghĩa là ít lý do và cơ hội sử dụng các loại phân bón và thuốc trừ sâu góp phần gây ô nhiễm đất.